Tiêu chảy là một bệnh tiêu hóa rất phổ biến. Người lớn bị tiêu chảy ít khi nghiêm trọng do hệ miễn dịch và các cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh, đồng thời người lớn biết cách tự uống bù nước và các chất điện giải, vì vậy bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Đối với trẻ em thì khác, trẻ bị tiêu chảy lâu ngày sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Với trẻ nhỏ, các cơ quan còn non nớt, chưa phát triển toàn diện, nhất là với những trẻ sinh mổ, không được hệ vi sinh tốt như các bé sinh mổ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ảnh hưởng của môi trường và hình thức sinh tới hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Lúc mới sinh ra, cơ thể trẻ hoàn toàn vô khuẩn nhưng trong quá trình sinh tự nhiên qua đường âm đạo trẻ được nhận các vi khuẩn từ âm đạo và hệ vi sinh trong đường ruột của người mẹ, chủ yếu là Bacteroides, Lactobacillus và Bifidobacterium. Từ những vi khuẩn ban đầu này, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em bắt đầu thiết lập. Nếu trẻ sinh theo hình thức sinh mổ, trẻ sẽ không có cơ hội tiếp xúc với các vi khuẩn trong hệ vi sinh của người mẹ vì thế dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ từ khi mới sinh.
Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ, nhất là với những bé dưới 5 tuổi đang ở mức khá cao. Riêng tại Việt Nam, đây là một trong những bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em hiện nay. Trung bình hàng năm có khoảng 1,6 triệu trẻ em tử vong vì tiêu chảy và 4 tỉ trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp.
Dưới đây là những nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất cha mẹ cần biết cũng như biện pháp giải quyết để giúp cha mẹ dễ dàng xử lý khi trẻ bị tiêu chảy.
1.1. Nhiễm Rotavirus
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em, lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ dưới 3 tuổi, tập trung nhiều nhất là 7 – 24 tháng tuổi. Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài tóe nước nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu vàng xanh có khi như hoa cà, hoa cải. Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy nhiều lần trong ngày nên dễ bị mất nước và phải nhập viện điều trị. Bệnh thường kéo dài từ 3 – 9 ngày nhưng phải mất đến vài ba tuần để trẻ hồi phục cơ thể.
1.2. Lây nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng
Nhiễm vi khuẩn là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy ở trẻ em và liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Vibrio cholerae (vi khuẩn tả)… gây ra. Tùy theo loại vi khuẩn trẻ bị lây nhiễm mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Khi con có triệu chứng của tiêu chảy, cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả kiểm tra tính chất phân, triệu chứng của trẻ bị tiêu chảy, soi phân, cấy phân để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra cách điều trị.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy có thể là do nhiễm ký sinh trùng Giardia lamblia lây lan qua nguồn nước hoặc thực phẩm bé tiêu thụ hàng ngày. Khi bị tiêu chảy do nhiễm kí sinh trùng, bé có những triệu chứng như: Tiêu chảy tóe nước, phân không có máu hoặc chất nhầy. Ký sinh trùng Giardia lamblia làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất béo của cơ thể nên trong phân có chứa chất béo, phân nổi trên mặt nước, bóng như mỡ và có mùi rất hôi. Bên cạnh đó, bé còn có những triệu chứng khác như đau bụng, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đôi khi sốt nhẹ.
1.3. Do thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em. Khi trẻ bị cảm lạnh, ho, viêm họng,.. cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hậu quả là loạn khuẩn ruột và dẫn đến tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn ruột thường có triệu chứng như: Bé đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn nhầy, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu.
1.4. Dị ứng, ngộ độc thức ăn
Protein trong thực phẩm là thành phần chủ yếu khiến trẻ bị dị ứng thức ăn, dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau khi trẻ ăn. Các triệu chứng gồm: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt; nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí là tử vong. Thức ăn hay gây dị ứng là sữa, trứng (nhất là lòng trắng trứng), hải sản, cá, lạc… Ngộ độc thức ăn là nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở trẻ em. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bé sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, sốt, mệt mỏi… Biến chứng nghiêm trọng hơn đó là cơ thể mất nước, các chất điện giải có thể dẫn tới tử vong.
Những trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này. Đường Lactose ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành axit lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy. Khi này, trẻ bị tiêu chảy có những triệu chứng như: chướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, da quanh hậu môn bị hăm đỏ. Các triệu chứng của tiêu chảy nặng hay nhẹ tùy thuộc vào lượng Lactose trẻ tiêu thụ nhiều hay ít.
1.5. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa
Trẻ em với hệ vi sinh đường ruột chưa phát triển hoàn thiện. Lợi khuẩn không đủ để ức chế các vi sinh vật có hại, các độc tố của hại khuẩn tiết ra gây kích thích niêm mạc ruột/đại tràng hoặc hại khuẩn cùng dộc tố tấn công trực tiếp vào các vùng bị tổn thương viêm loét, khiến tăng đào thải phân, hạn chế hấp thu khoáng và nước, hình thành hội chứng tiêu chảy.
Với trẻ nhỏ thể, thể lực còn rất yếu, sự suy kiệt sức khỏe sẽ diễn ra nhanh chóng khi tiêu chảy, rất đáng quan ngại. Bên cạnh đó, ý thức sử dụng các liệu pháp điều trị như bù nước, điện giải,… với trẻ còn khá khó khăn, nhiều sản phẩm chống chỉ định cho trẻ nhỏ tuổi.
Dưới đây là một số giải pháp giúp mẹ có thêm bí kíp để giúp con thoát khỏi chứng tiêu chảy:
– Bù nước cho trẻ: Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống oresol để bù lại lượng nước và các chất điện giải đã mất qua phân. Khi cho bé uống oresol, mẹ phải pha và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Dung dịch sau 24 giờ nếu trẻ không uống hết thì đổ đi và pha đợt mới. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ bị tiêu chảy uống thêm các loại nước khác như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo, nước dừa tươi…
– Chú ý chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn và cữ bú lâu hơn để bù nước cho trẻ. Bên cạnh đó, cho trẻ ăn thành nhiều bữa, tăng thêm ít nhất 2 bữa so với khi không bị bệnh; thức ăn cần nấu nhừ, dễ tiêu. Tuyệt đối không bắt trẻ bị tiêu chảy nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi” vì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.
– Chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ: Cha mẹ cần theo dõi số lần bé đi ngoài, số lượng, màu sắc phân và khả năng uống bù nước, việc ăn uống của bé. Tuyệt đối, không dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Cần cho trẻ bị tiêu chảy đi khám ngay khi có các dấu hiệu như tiêu chảy nặng hơn, sốt cao liên tục, co giật, nôn nhiều, chướng bụng, phân có máu.
– Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Từ đó giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm dần tình trạng tiêu chảy, trướng bụng, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, từ đó bé sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả rõ ràng, các chuyên gia khuyến nghị sử dụng men vi sinh phải là dạng bảo tử.
Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (80 – 85 độ C ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.
Vì lợi khuẩn ở dạng bào tử chịu được nhiệt, ánh sáng và pH acid của dạ dày tốt hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy (phần lớn vi khuẩn thường bị tiêu diệt khi đi qua dạ dày). Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn đối với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Hỡn nữa, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn cũng là nguồn sản xuất các enzyme giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.
Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore – Bé khỏe mạnh, cha mẹ yên tâm
Các chuyên gia khuyên dùng sản phẩm men vi sinh bào tử lợi khuẩn hang ngày để đạt hiệu quả cáo nhất, an toàn nhất, trong đó, men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore được chú ý đặc biệt, bởi thực chế thành phần là các lợi khuẩn dạng bào tử, được điều chế ở dạng hỗn dịch – đây là trạng thái rất khó bào chế, chứa đa chủng lợi khuẩn, kháng đa kháng sinh và đặc tính 3 Bền: Bền nhiệt – Bền thời gian – Bền Acid.
Biospore – men vi sinh bào tử lợi khuẩn được chuyển giao trực tiếp và độc quyền công nghệ từ Anh quốc là sản phẩm được Bộ Y Tế kiểm duyệt khắt khe và cấp phép lưu hành. Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore với 3 chế phẩm phẩm: Biospore Stomazol, Mom Kids, Biospore Digeszol là sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và hài lòng khi sử dụng, không chỉ người lớn mà còn cho cả trẻ em trong suốt thời gian vừa qua.
Mom Kids là sản phẩm chứa hỗn dịch đa bào tử Bacillus clausii và Bacillus subtilis với nồng độ cao trên 3 tỷ/ống 5ml, với trạng thái bào tử bền vững trong suốt 24 tháng bảo quản, ngày cả khi gặp môi trường có nhiệt độ cao, lên tới 70-80oC.
Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, các lợi khuẩn không đủ để kháng lại các độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra. Việc bổ sung các lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng không chỉ tăng số lượng lợi khuẩn mà còn tăng khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn.
Với men vi sinh bào tử lợi khuẩn Mom Kids, các bào tử lợi khuẩn sẽ dễ dàng sống sót tới 90% trong môi trường acid dạ dày và tiến tới ruột non, nảy mầm thành các lợi khuẩn, với cơ chế tác dụng tổng hợp, hiệp đồng của hai dòng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis phàm ăn và rất khỏe giúp đào thải các hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Cụ thể:
+ Lợi khuẩn Bacillus subtilis sẽ tổng hợp ra các kháng sinh sinh học có tác dụng ức chế các hại khuẩn phát triển; tổng hợp ra acid lactic, tạo độ pH nhẹ trong môi trường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, cũng nhau đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng tiến về trạng thái cân bằng.
+ Lợi khuẩn Bacillus clausii tiết ra những chất kháng lại các chất độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra, góp phần nhanh chóng dừng triệu chứng tiêu chảy của cơ thể.
Khi đã hiểu cặn kẽ nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ một cách hiệu quả. Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore sử dụng an toàn cho trẻ, giúp ba mẹ xua tan nỗi lo con trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa.