0348 190 190

Tiêu chảy – Triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hướng đích

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở mọi lứa tuổi, có thể gặp ở bất kỳ ai, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tình trạng này thường xuất hiện vào mùa hè và có thể bùng phát thành dịch nếu không điều trị kịp thời. Nghiêm trọng hơn, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất nước, suy dinh dưỡng, suy thận…thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Theo số liệu thống kê mô tả dựa trên thu thập số liệu sẵn có về bệnh tiêu chảy trong 10 năm, giai đoạn 2002-2011. Kết quả cho thấy trong 10 năm từ 2002-2011; Số ca mắc tiêu chảy là 9.408.345, cao nhất vào 2 năm 2002, 2005 (1.055.969 và 1.011.718 ca, tỷ suất mắc trung bình 1327,62 và 1220,98/100.000 dân), giảm dần theo năm, thấp nhất năm 2011 (853.714 ca, tỷ suất mắc trung bình 860,30/100.000 dân). Tổng số ca tử vong do tiêu chảy là 115, số ca tử vong do tiêu chảy cao ở những năm 2002-2007, cao nhất vào năm 2007 (24 ca, tỷ suất tử vong trung bình 0,03/100.000 dân). 4 tháng có số ca mắc tiêu chảy cao hàng năm từ tháng 4 đến tháng 7. Khu vực có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao nhất là vùng Tây Bắc bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

Vậy bệnh tiêu chảy là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiêu chảy? Triệu chứng ra sao? Làm thế nào để điều trị bệnh tiêu chảy?

Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời chi tiết và cụ thể nhất.

  1. Tiêu chảy là gì?

Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia thành 2 dạng: tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính. Trong đó, tiêu chảy cấp xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần. Còn đối với tiêu chảy mạn tính, bệnh tái đi tái lại trong một khoảng thời gian dài và kèm theo các biểu hiện như: đau bụng, đầy hơi, phân sống, đi ngoài có máu, buồn nôn, quặn thắt đại tràng… Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.

  1. Nguyên nhân gây ra tiêu chảy

Về bản chất của tiêu chảy chính là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tuy nhiên, trong quá trinh loại bỏ hại khuẩn, cũng là lúc lợi khuẩn suy yếu, bị đào thải, không còn đủ số lượng và chất lượng để ức chế, tiêu diệt lợi khuẩn, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tiêu chảy có trường hợp kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số lý do phổ biến nhất khiến bạn bị tiêu chảy bao gồm: Nhiễm khuẩn đường ruột; Vệ sinh kém; Hội chứng ruột kích thích, Viêm đại tràng, Ngộ độc thực phẩm,…

Đặc biệt phải kể tới nguyên nhân mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột gồm khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn, bao gồm hại khuẩn (các vi khuẩn có hại) và lợi khuẩn (các vi khuẩn có lợi). Trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn sẽ chiếm khoảng 85%, 15% là hại khuẩn.

Hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống. Chúng gây hại cho đường tiêu hóa và sức khỏe cơ thể nói chung, thông qua việc tiết ra các chất độc. Trong đường ruột, các độc tố này tấn công gây kích thích niêm mạc ruột, đại tràng, nhẹ thì gây ra các rối loạn tiêu hóa, nặng có thể gây ra các viêm loét, khiến tăng nhu động ruột, tăng đào thải phân, hạn chế hấp thu khoáng và nước, hình thành hội chứng tiêu chảy.

  1. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

  • Tăng số lần đại tiện: Đi ngoài nhiều lần (thậm chí cả chục lần), phân sống hoặc lỏng không thành khuôn, có thể lẫn nhầy máu. Cảm giác mót, đi xong lại muốn đi tiếp.
  • Đau bụng: Ngoài các triệu chứng liên quan đến đại tiện thì người bệnh còn có cảm giác đau quặn bụng hoặc âm ỉ, chướng bụng, đầy hơi. Những cơn đau thường xảy ra ở bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như: hải sản, đồ lạnh, thực phẩm tái sống… Mức độ nghiêm trọng của cơn đau phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.
  • Buồn nôn hoặc nôn: Tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng nôn khiến cơ thể dễ bị mất nước. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: vẻ mặt hốc hác, miệng khô, mắt trũng, lờ đờ, tim đập yếu và hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể bị sốt, miệng hoặc da khô, tiểu ít, cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ…

Kết quả hình ảnh cho tiêu chảy

Ngoài các triệu chứng tiêu chảy trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này mà người bệnh có các biểu hiện đặc trưng riêng.

  • Trường hợp bị tiêu chảy do nhiễm virus, vi khuẩn: Nếu mắc tả, bệnh nhân có thể sẽ đi ngoài không kiểm soát (vài chục lần trong ngày). Phân dạng nước, màu đục như nước vo gạo hoặc màu trong, mùi hôi tanh khó chịu, không lẫn máu. Trong phân có lợn cợn nhiều vảy trắng, các vảy này mang nhiều vi khuẩn tả.
  • Đại tràng chức năng: Lúc này, bệnh nhân đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát, sền sệt hoặc ra bọt. Tần suất đại tiện nhiều hơn, cứ ăn xong buồn đi ngoài và cảm giác dễ chịu hơn sau khi đi.
  • Viêm đại tràng: Ngoài cảm giác đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt dọc theo khung đại tràng, người bệnh có thể bị đi ngoài nhiều lần (5-6 lần). Triệu chứng này rõ ràng hơn sau khi ăn đồ lạ, thực phẩm tái sống, dùng chất kích thích… Tính chất phân thay đổi có thể lỏng, toàn nước hoặc táo, phân không thành khuôn, đầu rắn đuôi nát, mùi tanh, đi cầu ra máu … Trường hợp tiêu chảy kèm máu, mùi nặng có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng mạn tính hoặc ung thư đại tràng.
  1. Phương hướng điều trị bệnh tiêu chảy

Để ngăn chặn những biến chứng khó lường do tiêu chảy gây ra, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt theo các phương pháp sau:

4.1. Bù nước và chất điện giải

Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm… Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền tĩnh mạch.

Lưu ý: Bệnh nhân không được tự ý truyền nước ở nhà mà phải đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

4.2. Sử dụng thuốc Tây y

Đối với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ thì tình trạng bệnh có thể thuyên giảm trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh bị nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục thì cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân để tìm ra nguyên nhân.

Bị tiêu chảy uống thuốc gì là tốt nhất sẽ cần căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy với các loại thuốc tiêu chảy phù hợp. Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, Salmonella thì có thể sử dụng kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol.

Lưu ý: + Thuốc kháng viêm thường có tác dụng không mong muốn. Ví dụ nhóm Corticoid gây mỏng da, loãng xương, tăng nhãn cầu áp. Không phải bất đắc dĩ, các bác sĩ cũng hạn chế dùng.

             + Thuốc kháng sinh, cơ chế là ức chế sự sinh trưởng, sinh sản của hại khuẩn, tiêu diệt hại khuẩn nhưng không tránh khỏi việc cũng tiêu diệt luôn cả lợi khuẩn mà lợi khuẩn. Do đó, khi sử dụng kháng sinh, bởi hại khuẩn bị giảm số lượng, nên triệu chứng giảm nhưng hệ vi sinh vẫn ở trạng thái “không khỏe” do lợi khuẩn mất nhiều, dẫn đến, bệnh dễ tái phát.

             + Chỉ giải quyết triệu chứng trước mắt mà không điều trị tận gốc nguyên nhân, khiến bệnh dễ tái phát.

4.3. Sử dụng thuốc Đông y

Thường sử dụng các thảo dược có hoạt chất Berberin, một loại kháng sinh sinh học, có tính sát khuẩn cao, như các cây hoàng bá, bạch truật, vàng đằng (hoàng liên) ,…

Lưu ý: Cơ chế sát khuẩn của Đông Y cũng có hạn chế như kháng sinh của Tây Y, diệt hại khuẩn, diệt cả lợi khuẩn, nên cũng hay tái phát. Đặc biệt, do sự hấp thu các hoạt chất từ thảo dược thường chậm, dẫn đến tác dụng của các sản phẩm thảo dược thường chậm, dùng lâu mới tác dụng, tác dụng cũng thường không rõ ràng.

4.4. Bổ sung men vi sinh bào tử lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường ức chế, tiêu diệt, đào thải các hại khuẩn ra khởi hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, lợi khuẩn bám vào niêm mạc ruột/đại tràng, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng, đặc biệt bảo vệ các vùng tổn thương viêm loét khỏi 3 yếu tố: chất bẩn trong ống tiêu hóa, chất độc do hại khuẩn tiết ra, sự xâm nhập của hại khuẩn; Do đó, giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, lợi khuẩn rất dễ bị tiêu diệt khi đi qua môi trường axit dạ dày khắc nghiệt nên tỷ lệ sống sót qua dạ dày thấp, không giúp được cho người bệnh. Các chuyên gia, bác sĩ sau nhiều năm nghiêm cứu tìm ra cách khắc phục hạn chế đó, bằng việc đưa vào các lợi khuẩn ở dạng tế bào, thay cho các lợi khuẩn thông thường trước đây.

Kết quả hình ảnh cho tiêu chảy

Bào tử lợi khuẩn có cấu trúc khá đặc biệt. Lõi bào tử là nhiễm sắc thể ở trạng thái bị lèn chặt và bất hoạt. Các lớp vỏ xung quanh lõi bào tử có chứa nhiều peptidoglycan, protein và các loại enzyme khác nhau. Các lớp vỏ này xếp thành từng lớp, giúp bảo vệ phần lõi bào tử tránh khỏi các tác động của nhiệt độ cao, enzyme, dung môi và thuốc kháng sinh.

Do vậy, bào tử lợi khuẩn có khả năng sống sót cao hơn lợi khuẩn thường khi đi qua dạ dày, Khi vào đến ruột non, bào tử lợi khuẩn sẽ nảy mầm và tiếp tục phát triển thành tế bào trưởng thành.

Bào tử lợi khuẩn có sức đề kháng cực tốt với những điều kiện khắc nghiệt khác. Như chịu được nhiệt độ hơn 80oC, cao hơn lợi khuẩn thường chỉ sống được ở nhiệt độ từ 30oC đến 40oC. Nên chế phẩm men vi sinh mới có chứa bào tử lợi khuẩn sẽ có độ ổn định tốt hơn so với chế phẩm men vi sinh chỉ chứa lợi khuẩn thường.

Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore – Xua tan nỗi lo tiêu chảy bất chấp mọi đối tượng

Hiểu được căn nguyên giúp người bệnh mắc tiêu chảy thoát được nỗi khổ, các nhà nghiên cứu hãng dược phẩm BioPharm đã nghiên cứu và sản xuất men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn Biospore dạng hỗn dịch – đa chủng – cơ chế toàn diện, được nhiều khách hàng trên thế giới tin dùng.

Các chuyên gia, bác sĩ đã nghiên cứu kĩ và kết luận nên bổ sung lợi khuẩn ở trạng thái bào tử – trạng thái “ngủ đông” của lợi khuẩn. Ở trạng thái này, lợi khuẩn không có hoạt động trao đổi chất, có thể tồn tại “vô hạn theo thời gian” trong điều kiện không có dinh dưỡng, nên chế phẩm probioitics không bị xuống cấp theo thời gian.

Mom Kids và Biospore Digeszol – Men vi sinh bào tử lợi khuẩn được chuyển giao trực tiếp và độc quyền công nghệ từ Anh quốc là sản phẩm được Bộ Y Tế kiểm duyệt khắt khe và cấp phép lưu hành. Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Mom Kids và Biospore Digeszol cũng là hai sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và hài lòng khi sử dụng, không chỉ người lớn mà còn cho cả trẻ em trong suốt thời gian vừa qua.

  • Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Mom Kids điều trị tận gốc chứng tiêu chảy cho trẻ em

Mom Kids là sản phẩm chứa hỗn dịch đa bào tử Bacillus clausii và Bacillus subtilis với nồng độ cao trên 3 tỷ/ống 5ml, với trạng thái bào tử bền vững trong suốt 24 tháng bảo quản, ngày cả khi gặp môi trường có nhiệt độ cao, lên tới 70-80oC.

Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, các lợi khuẩn không đủ để kháng lại các độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra. Việc bổ sung các lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng không chỉ tăng số lượng lợi khuẩn mà còn tăng khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn.

Với men vi sinh bào tử lợi khuẩn Mom Kids, các bào tử lợi khuẩn sẽ dễ dàng sống sót tới 90% trong môi trường acid dạ dày và tiến tới ruột non, nảy mầm thành các lợi khuẩn, với cơ chế tác dụng tổng hợp, hiệp đồng của hai dòng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis phàm ăn và rất khỏe giúp đào thải các hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Cụ thể:

+ Lợi khuẩn Bacillus subtilis sẽ tổng hợp ra các kháng sinh sinh học có tác dụng ức chế các hại khuẩn phát triển; tổng hợp ra acid lactic, tạo độ pH nhẹ trong môi trường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, cũng nhau đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng tiến về trạng thái cân bằng.

+ Lợi khuẩn Bacillus clausii tiết ra những chất kháng lại các chất độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra, góp phần nhanh chóng dừng triệu chứng tiêu chảy của cơ thể.

  • Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore Digeszol điều trị tận gốc chứng tiêu chảy cho người lớn

Với men vi sinh bào tử lợi khuẩn dạng nước – đa chủng – nồng độ cao Biospore Digeszol, các bào tử lợi khuẩn sẽ dễ dàng sống sót tới 90% trong môi trường acid dạ dày và tiến tới ruột non, nảy mầm thành các lợi khuẩn, với cơ chế tác dụng tổng hợp, hiệp đồng của hai dòng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis phàm ăn và rất khỏe giúp đào thải các hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Cụ thể:

– Khi sử dụng, hỗn dịch đa bào tử gồm bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis đi theo đường tiêu hóa, an toàn vượt qua môi trường acid dạ dày, xuống tới ruột và tại đây, nảy mầm thành vi khuẩn, chuyển từ trạng thái bào tử sang trạng thái lợi khuẩn hoạt động.

– Các lợi khuẩn, sẽ nhanh chóng di chuyển tới các vùng, tổ chức bị tổn thương, viêm loét tại ruột, đại tràng để cạnh tranh thức ăn, dinh dưỡng và oxy với các hại khuẩn. Sự phát triển nhanh chóng của chủng, hình thành lớp màng sinh học, bao bọc vùng thương tổn, ngăn không cho các hại khuẩn tiếp tục tiếp xúc và tiết độc tố tấn công…, giúp vết viêm loét lành nhanh hơn.

– Bên cạnh đó, các lợi khuẩn Bacillus subtilis, theo đặc tính sinh học, sẽ tổng hợp ra các kháng sinh sinh học (Bacitracin, Bacillopectin, Mycobacillin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Subtilin (A,B,C), Prolimicin…), rất an toàn với cơ thể nhưng lại có tác dụng ức chế mạnh các hại khuẩn phát triển, đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng tiến về trạng thái cân bằng.

– Cùng với việc cạnh tranh, gây ức chế sự phát triển của hại khuẩn, làm lành các vết thương, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, các lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis, còn giúp cơ thể tổng hợp ra nhiều loại enzyme, trong đó phổ biến là enzyme amylase, protease…, giúp hỗ trợ việc tiêu hóa/hấp thu dinh dưỡng, cũng như cảm giác ngon miệng; tổng hợp các vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B, kích thích cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch, giúp sớm hồi phục cơ thể, sức khỏe của người bệnh.

Bệnh tiêu chảy, một trong những bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, cần cẩn thận nếu bạn bị tiêu chảy dài ngày, vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến nguy cơ tử vong.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin cụ thể, hữu ích về bệnh tiêu chảy để từ đó có những phương pháp phòng ngừa, điều trị an toan nhất, hiệu quả nhất.