Tiêu chảy là một bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp. Hầu hết tình trạng tiêu chảy nhẹ, có thể tự khỏi trong thời gian ngắn và không cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ. Thế nhưng, nếu điều trị quá lâu và trong thời gian dài mà bệnh không dứt thì bệnh có rất nhiều những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.
Đặc biệt, bệnh tiêu chảy điều trị lâu ngày không dứt, sẽ chuyển biến thành tiêu chảy cấp, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể gây nên các biến chứng trầm trọng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Theo số liệu thống kê mô tả dựa trên thu thập số liệu sẵn có về bệnh tiêu chảy trong 10 năm, giai đoạn 2002-2011: Số ca mắc tiêu chảy là 9.408.345, cao nhất vào 2 năm 2002, 2005 (1.055.969 và 1.011.718 ca, tỷ suất mắc trung bình 1327,62 và 1220,98/100.000 dân), giảm dần theo năm, thấp nhất năm 2011 (853.714 ca, tỷ suất mắc trung bình 860,30/100.000 dân). Tổng số ca tử vong do tiêu chảy là 115, số ca tử vong do tiêu chảy cao ở những năm 2002-2007, cao nhất vào năm 2007 (24 ca, tỷ suất tử vong trung bình 0,03/100.000 dân). 4 tháng có số ca mắc tiêu chảy cao hàng năm từ tháng 4 đến tháng 7.
Ai trong đời cũng từng ít nhất một lần “bị” tiêu chảy hành hạ, vậy nên, kiến thức chữa tiêu chảy đã dần trở thành tiềm thức của mỗi gia đình. Tuy nhiên, “bác sĩ gia đình” đôi lúc cũng gặp nhiều sai sót. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất của bệnh tiêu chảy cũng như 5 biến hcuwnsg nguy hiểm mà tiêu chảy đem lại để có cách phòng ngừa, điều trị kịp thời, hiệu quả, an toàn.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy là do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột gồm khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn, bao gồm hại khuẩn (các vi khuẩn có hại) và lợi khuẩn (các vi khuẩn có lợi). Trạng thái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lợi khuẩn sẽ chiếm khoảng 85%, 15% là hại khuẩn.
Hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống. Chúng gây hại cho đường tiêu hóa và sức khỏe cơ thể nói chung, thông qua việc tiết ra các chất độc. Trong đường ruột, các độc tố này tấn công gây kích thích niêm mạc ruột/đại tràng, nhẹ thì gây ra các rối loạn tiêu hóa, nặng có thể gây ra các viêm loét, khiến tăng nhu động ruột, tăng đào thải phân, hạn chế hấp thu khoáng và nước, hình thành hội chứng tiêu chảy.
Về bản chất, tiêu chảy chính là cách phản ứng của cơ thể trong việc nỗ lực đào thải yếu tố độc hại ra khỏi hệ vi sinh đường ruột và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần.
Khi có hiểu biết về bản chất gây ra tiêu chảy, mọi người sẽ có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả tận gốc, tránh tình trạng bệnh kéo dài và tái phát không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Là kết cục xấu nhất có thể gặp của bệnh tiêu chảy, nhất là những trẻ sơ sinh. Rất nhiều biến chứng nặng ở người bệnh dẫn đến tử vong. Có thể kể đến như mất nước nặng gây sốc trụy mạch, hoặc độc tố vi khuẩn gây nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn điện giải mức độ nặng… có thể gây tử vong.
+ Là biến chứng phổ biến nhất ở người lớn bị tiêu chảy. Nó cũng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi tiêu chảy do viêm dạ dày ruột bởi virus hoặc nhiễm khuẩn, do lượng nước chiếm một phần lớn khối lượng của trẻ(>80%) do vậy trẻ rất nhạy cảm với sự mất nước.Tình trạng này càng trở nên trầm trọng và đến sớm hơn khi tiêu chảy kèm theo buồn nôn và nôn. Biểu hiện mất nước dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị tiêu chảy là cảm giác khát và khô miệng.
+ Mất nước có thể gây hạ huyết áp, ngất xỉu; nước tiểu ngày càng ít có thể dẫn đến vô niệu do huyết áp giảm dẫn đến giảm áp lực lọc, sau đó kéo theo hàng loạt tình trạng toàn thân nghiêm trọng khác như sốc, lú lẫn, nhiễm toan (do quá nhiều acid trong máu), hôn mê…
Do phân của người bị tiêu chảy chứa lượng lớn natri, kali, clo, bicarbonat nên người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn điện giải, kiềm toan. Bao gồm:
Hạ kali máu
Hạ kali máu mức độ nhẹ làm người bệnh trướng bụng, liệt ruột, giảm trương lực cơ. Nếu tình trạng nặng có thể gây yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim nguy hiểm tới tính mạng.
Hạ natri máu
Hạ natri máu là một biến chứng của tiêu chảy do mất natri qua phân hoặc dịch nôn của người bệnh. Hoặc do bệnh nhân chỉ bù nước không có điện giải gây “ngộ độc nước”.
Khi bị hạ natri máu có thể gây nên hậu quả phù não. Thể trạng người bệnh lừ đừ, hôn mê, co giật khi hạ natri máu nặng (dưới 120 mmol/l).
Tăng natri máu
Tăng natri máu là trường hợp nồng độ natri máu cao hơn ngưỡng bình thường. Dẫn tới tăng áp lực thẩm thấu máu, kéo nước từ trong não ra ngoài gây teo não. Đây thường là hậu quả của quá trình điều trị sai cách khi bù oresol đậm đặc hoặc truyền dung dịch nhiều natri, bicarbonat.
Biểu hiện nặng của tổn thương thần kinh khi tăng natri máu như lừ đừ, kích thích, tăng phản xạ gân xương, co giật.
Nhiễm toan chuyển hóa
Do mất ion bicarbonat qua phân hoặc dịch nôn. Dẫn tới biểu hiện nhiễm toan chuyển hóa ở người bệnh bao gồm khó thở, rối loạn nhịp thở kiểu Kussmaul, rối loạn ý thức các mức độ.
Do giảm thể tích tuần hoàn, thiếu máu tới thận dẫn tới suy thận cấp chức năng. Biểu hiện người bệnh tiểu ít hoặc vô niệu, phù, cao huyết áp. Nếu tình trạng kéo dài có thể trở thành suy thận thực thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận.
Người bệnh có biểu hiện hạ đường huyết xuất hiện vã mồ hôi, da nhợt, nhịp tim nhanh, run giật chi. Nếu hạ đường huyết nặng có thể rối loạn tri giác, co giật, hôn mê.
+ Chế độ vệ sinh:
+ Chế độ dinh dưỡng:
+ Khi sử dụng kháng sinh: Trong giai đoạn sử dụng kháng sinh không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn có hại, gây bệnh mà còn đồng thời tiêu diệt luôn những lợi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột. Lúc này nên sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn để bổ sung, tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
+ Bù nước, điện giải: Một nguyên tắc nhỏ là uống ít nhất một cốc nước mỗi khi bạn đi tiêu lỏng. Nước khoáng, nước ép trái cây, soda không chứa caffeine và nước muối là một số lựa chọn tốt. Theo bác sĩ, chuyên gia, muối giúp làm chậm quá trình mất nước và đường sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ muối.
+ Hạn chế lạm dụng thuốc tây: Thuốc tây chỉ giải quyết triệu chứng của tiêu chảy, hiệu quả trước mắt chứ không bền vững khiến bệnh tái phát sau đó. Đồng thời, lạm dụng thuốc tây còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Ví dụ: Loperamid là chất tổng hợp thuộc nhóm Opiat. Nó tác dụng trực tiếp lên cơ vòng, cơ dọc thành ruột, làm giảm nhu động thành ruột, tăng lực co thắt hậu môn, giảm tiết dịch đường tiêu hóa nên làm giảm sự mất dịch, chất điện giải, giảm thể tích phân, cầm tiêu chảy khá nhanh.
Loperamid chống co thắt, làm giảm nhu động ruột, nên làm tăng thời gian giữ phân lại, làm tăng sinh vi khuẩn trong ruột. Từ đó có thể gây bùng phát lại sự nhiễm khuẩn. Trong trường hợp vi khuẩn tiết ra chất độc, độc tố lưu lại trong ruột còn gây hại. Như vậy, từ một thuốc chống tiêu chảy, Loperamid có thể làm tái sự tiêu chảy và gây độc nếu phối hợp không khéo (dùng liều cao làm tăng sự co thắt, giảm nhu động ruột quá mức).
Loperamid có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: bị táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, trướng bụng, tắc, liệt ruột (do làm giảm co thắt, giảm nhu động ruột quá mức),…
+ Các chuyên gia khuyến nghị nên điều trị đúng bản chất bệnh, sử dụng men vi sinh bổ sung nhanh chóng lợi khuẩn, chi viện kịp thời cho hệ vi sinh đường ruột một đội quân lợi khuẩn hùng hậu, ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, lấy lại cân bằng hệ vi sinh và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bé bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Thực tế, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 ở trẻ. Đây là kết cục đáng tiếc không ai mong muốn. Do vậy cần được ngăn chặn bằng việc phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị sớm đúng cách tiêu chảy cho trẻ.
+ Chế độ vệ sinh:
+ Chế độ dinh dưỡng:
+ Khi sử dụng kháng sinh: Trong giai đoạn sử dụng kháng sinh không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn có hại, gây bệnh mà còn đồng thời tiêu diệt luôn những lợi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Lúc này mẹ nên cho trẻ nên sử dụng men vi sinh chứa lợi khuẩn để bổ sung, tăng cường lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
+ Tiêm phòng:
+ Bù nước, điện giải: Tình trạng mất nước và chất điện giải bắt đầu ngay từ lần đầu đi phân lỏng. Các biểu hiện của từng mức độ mất nước: Khát (mất dưới 5% trọng lượng cơ thể); Nhịp tim nhanh, da nhăn, mắt trũng, hạ huyết áp, dễ bị kích thích, giảm niệu hoặc vô niệu, khát nước nhiều (mất dịch trên 5% trọng lượng cơ thể); Nếu lượng mất bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể, người bệnh có thể bị sốc, trạng thái hôn mê xuất hiện nhanh và nặng hơn dẫn đến tử vong.
Vì vậy bù nước và chất điện giải là biện pháp xử lý đầu tiên cần áp dụng trong điều trị tiêu chảy.
Mẹ có thể cho bé uống nhiều nước hoặc sử dụng, Oresol, Hydrit theo liều lượng chỉ định.
+ Hạn chế sử dụng thuốc tây cho bé: Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ thường cho các bé uống thuốc tây, có thể theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tự ý đi mua ở các quầy thuốc. Tuy nhiên, các mẹ thấy hiệu quả nhanh chóng mà không biết rằng thuốc tây chỉ giải quyết triệu chứng của tiêu chảy, dẫn tới bệnh tái phát sau đó. Đồng thời, với các cơ quan còn non nớt của trẻ, việc lạm dụng thuốc tây còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Ví dụ: Thuốc Racecadotril
Racecadotril ức chế enzym enkephalinase và qua đó làm bền chất enkephalin, dẫn đến giảm tiết dịch khi có sự tăng tiết, giảm mất dịch chất điện giải, giảm thể tích phân và cũng cho kết quả cầm việc tiêu chảy.
Racecadotril chỉ có cơ chế làm giảm tiết dịch, không có khả năng bù nước, điện giải. Racecadotril khi lạm dụng hay dùng liều cao kéo dài sẽ bị táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, khô miệng, trướng bụng.
+ Các chuyên gia khuyến nghị nên điều trị đúng bản chất bệnh, sử dụng men vi sinh bổ sung nhanh chóng lợi khuẩn, chi viện kịp thời cho hệ vi sinh đường ruột một đội quân lợi khuẩn hùng hậu, ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, lấy lại cân bằng hệ vi sinh và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nguyên nhân của tiêu chảy chính là do các độc tố của hại khuẩn tiết ra gây kích thích niêm mạc ruột/đại tràng hoặc hại khuẩn cùng dộc tố tấn công vào các vùng bị tổn thương viêm loét, khiến tăng nhu động ruột, tăng đào thải phân, hạn chế hấp thu khoáng và nước, hình thành hội chứng tiêu chảy.
Lúc này, việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường ức chế, tiêu diệt, đào thải các hại khuẩn ra khởi hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, lợi khuẩn bám vào niêm mạc ruột/đại tràng, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột/đại tràng, đặc biệt bảo vệ các vùng tổn thương viêm loét khỏi 3 yếu tố: chất bẩn trong ống tiêu hóa, chất độc do hại khuẩn tiết ra, sự xâm nhập của hại khuẩn; Do đó, giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Các chuyên gia khuyên dùng sản phẩm men vi sinh bào tử lợi khuẩn để đạt hiệu quả cáo nhất, an toàn nhất, trong đó, men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore được chú ý đặc biệt, bởi thực chế thành phần là các lợi khuẩn dạng bào tử, được điều chế ở dạng hỗn dịch – đây là trạng thái rất khó bào chế, chứa đa chủng lợi khuẩn, kháng đa kháng sinh và cơ chế 3 Bền: Bền nhiệt – Bền thời gian – Bền Acid.
Biospore Digeszol, Mom Kids và Biospore Stomazol – Men vi sinh bào tử lợi khuẩn được chuyển giao trực tiếp và độc quyền công nghệ từ Anh quốc là sản phẩm được Bộ Y Tế kiểm duyệt khắt khe và cấp phép lưu hành. Men vi sinh bào tử lợi khuẩn Mom Kids và Biospore Stomazol cũng là hai sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và hài lòng khi sử dụng, không chỉ người lớn mà còn cho cả trẻ em trong suốt thời gian vừa qua.
Cơ chế tác dụng của men vi sinh bào tử lợi khuẩn Biospore Digeszol chính là tác dụng tổng hợp, hiệp đồng của hai dòng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis phàm ăn và rất khỏe:
– Khi sử dụng, hỗn dịch đa bào tử gồm bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis đi theo đường tiêu hóa, an toàn vượt qua môi trường acid dạ dày, xuống tới ruột và tại đây, nảy mầm thành vi khuẩn, chuyển từ trạng thái bào tử sang trạng thái lợi khuẩn hoạt động.
– Các lợi khuẩn, sẽ nhanh chóng di chuyển tới các vùng, tổ chức bị tổn thương, viêm loét tại ruột, đại tràng để cạnh tranh thức ăn, dinh dưỡng và oxy với các hại khuẩn. Sự phát triển nhanh chóng của chủng, hình thành lớp màng sinh học, bao bọc vùng thương tổn, ngăn không cho các hại khuẩn tiếp tục tiếp xúc và tiết độc tố tấn công…, giúp vết viêm loét lành nhanh hơn.
– Bên cạnh đó, các lợi khuẩn Bacillus subtilis, theo đặc tính sinh học, sẽ tổng hợp ra các kháng sinh sinh học (Bacitracin, Bacillopectin, Mycobacillin, Bacilysin, Baxilomicin (A,B,C,R), Subtilin (A,B,C), Prolimicin…), rất an toàn với cơ thể nhưng lại có tác dụng ức chế mạnh các hại khuẩn phát triển, đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng tiến về trạng thái cân bằng.
– Cùng với việc cạnh tranh, gây ức chế sự phát triển của hại khuẩn, làm lành các vết thương, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, các lợi khuẩn Bacillus clausii, Bacillus subtilis, còn giúp cơ thể tổng hợp ra nhiều loại enzyme, trong đó phổ biến là enzyme amylase, protease…, giúp hỗ trợ việc tiêu hóa/hấp thu dinh dưỡng, cũng như cảm giác ngon miệng; tổng hợp các vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B, kích thích cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch, giúp sớm hồi phục cơ thể, sức khỏe của người bệnh.
Mom Kids là sản phẩm chứa hỗn dịch đa bào tử Bacillus clausii và Bacillus subtilis với nồng độ cao trên 3 tỷ/ống 5ml, với trạng thái bào tử bền vững trong suốt 24 tháng bảo quản, ngay cả khi gặp môi trường có nhiệt độ cao, lên tới 70-80oC.
Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, các lợi khuẩn không đủ để kháng lại các độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra. Việc bổ sung các lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng không chỉ tăng số lượng lợi khuẩn mà còn tăng khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn.
Với men vi sinh bào tử lợi khuẩn Mom Kids, các bào tử lợi khuẩn sẽ dễ dàng sống sót tới 90% trong môi trường acid dạ dày và tiến tới ruột non, nảy mầm thành các lợi khuẩn, với cơ chế tác dụng tổng hợp, hiệp đồng của hai dòng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis phàm ăn và rất khỏe giúp đào thải các hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh. Cụ thể:
+ Lợi khuẩn Bacillus subtilis sẽ tổng hợp ra các kháng sinh sinh học có tác dụng ức chế các hại khuẩn phát triển; tổng hợp ra acid lactic, tạo độ pH nhẹ trong môi trường ruột, ức chế sự phát triển của hại khuẩn, cũng nhau đưa hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng tiến về trạng thái cân bằng.
+ Lợi khuẩn Bacillus clausii tiết ra những chất kháng lại các chất độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra, góp phần nhanh chóng dừng triệu chứng tiêu chảy của cơ thể.
BioSpore Stomazol là sản phẩm chứa hỗn dịch bào tử Bacillus clausii với nồng độ cao trên 2 tỷ/ống 5ml, với trạng thái bào tử bền vững trong suốt 24 tháng bảo quản, ngay cả khi gặp môi trường có nhiệt độ cao, lên tới 70 – 80oC.
Khi sử dụng, hỗn dịch bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii đi theo đường tiêu hóa, an toàn vượt qua môi trường acid dạ dày, xuống tới ruột và tại đây, nảy mầm thành vi khuẩn, chuyển từ trạng thái bào tử sang trạng thái lợi khuẩn hoạt động.
Lợi khuẩn Bacillus clausii tiết ra những chất kháng lại các chất độc tố ruột enteroxin do hại khuẩn tiết ra, góp phần nhanh chóng dừng triệu chứng tiêu chảy của cơ thể.
Đặc biệt, nhờ khả năng đề kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh (trong khi đa số các dòng lợi khuẩn khác trong hệ vi sinh đường ruột chết bởi kháng sinh (khi dùng kháng sinh để tiêu diệt hại khuẩn) thì Bacillus Clausii vẫn có khả năng sống mạnh mẽ), việc bổ sung Bacillus Clausii có tác dụng giữ vững sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột trong giai đoạn dùng kháng sinh.
Tiêu chảy có thể là do vi khuẩn, vi rút, thuốc men, thực phẩm hay các rối loạn tiêu hóa khác tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có một số trường hợp nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiêu chảy, đồng thời, biết được những lưu ý phòng ngừa, điều trị tiêu chảy ở người lớn và trẻ em để chủ động hơn trong việc chăm sóc khỏe bản thân và những người thân yêu.